Vienthonglehoang.com.vn
Ms. Tuyết PKD
0933 000 415
Ms. Hương PKD
0933 000 418
Ms. Như PKD
0933 000 417
Ms. Ngôn PKD
0949 771 175
Mr. Phượng PKD
0911 733 039
Ms. Hoa PKD
0942 442 145
Ms. Trang PKD
0919 102 747
Mr. Tuấn PKD
0917 172 241
Ms. Hạnh PKD
0949 771 174
Ms. Lan PKD
0915 442 145

Chi tiết mẫu tin

Bộ đàm là gì,phương thức làm việc,ứng dụng của bộ đàm và cách sử dụng.

Bộ đàm là gì,phương thức làm việc,ứng dụng của bộ đàm và cách sử dụng.

Bộ đàm là gì?Phương thức làm việc và ứng dụng của bộ đàm.

1. Bộ đàm là gì?

Bộ đàm là thiết bị di động cầm tay dùng để liên lạc trực tiếp trong một nhóm máy làm việc. Cho phép 1 người nói và nhiều người nghe đồng thời. Bán kính đàm thoại giữa các tay cầm trực tiếp từ 1 ->3km

2. Phương thức làm việc của bộ đàm.

Là thiết bị đàm thoại 2 chiều 1 luồng thoại, tức là 1 người nói thì nhiều người cùng nghe.

Ví dụ 1: 1 Nhà máy có 5 bảo vệ, thường xuyên cần thông báo tin tức cho nhau khi đi tuần, kiểm tra, khi đó 1 người đi tuần họ có thể dùng bộ đàm để thông báo tình hình cho các người còn lại 

3. Ứng dụng của bộ đàm

- Dùng cho bảo vệ các tòa nhà, nhà hàng

- Dùng cho các đội tuần tra công an, biên cương hải đảo

- Dùng cho các công trình xây dựng

- Dùng cho các giàn khoan ngoài biển khơi

- Dùng cho các tầu đánh cá đánh bắt xa bờ

Hướng dẫn sử dụng nhanh máy bộ đàm cầm tay các loại

Cách sử dụng máy bộ đàm cầm tay thường phụ thuộc vào từng loại nhãn hiệu và Model máy bộ đàm cụ thể. Người sử dụng khi mua máy cần nên yêu cầu người bán hàng cung cấp cho tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo.
 

Ở đây, trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến những thao tác sử dụng cở bản và chung nhất của tất cả các loại máy bộ đàm cầm tay. Các thao tác đó bao gồm: Tắt mở máy, tùy chọn kênh liên lạc, tùy chỉnh Volume lớn nhỏ, thao tác liên lạc nói nghe và cách sạc pin bộ đàm đúng kỹ thuật.

 

Tắt và mở máy

Để sử dụng máy bộ đàm trước tiên ta phải mở nguồn máy. Nút tắt mở nguồn thường là nút vặn (xoay) nằm trên đầu máy, đây cũng chính là nút tùy chỉnh Volume (âm thanh) lớn nhỏ của máy bộ đàm cầm tay (Vị trí 3 - Hình bên phải).

Đối với một số loại máy bộ đàm cầm tay có bàn phím ở phía trước máy, nút tắt mở nguồn có thể được tích hợp bằng một nút bấm ở trên bàn phím của máy (Vị trí 3 - Hình bên trái).
 

Các chú ý khi tắt mở nguồn máy

·         Pin sạc phải được lắp vào máy và đã lắp đúng quy định.

·         Pin sạc đã được nạp điện đầy theo yêu cầu sử dụng.

Tùy chọn kênh liên lạc


Để liên lạc được với nhau thì các máy phải để ở cùng 1 kênh liên lạc, thao tác tùy chọn kênh liên lạc được thực hiện bằng cách xoay nút (vặn) chuyển kênh nằm trên đầu máy, kế bên nút nguồn + Volume (Vị trí 2 - Hình bên phải).

Đối với một số loại máy bộ đàm cầm tay có bàn phím ở phía trước máy, thao tác tùy chọn kênh liên lạc được thực hiện bằng 2 nút bấm (˄ ˅ hoặc ↑ ↓) nằm ở phía trước máy (Vị trí 2 - Hình bên trái).

 Các chú ý khi tùy chọn kênh liên lạc

·         Máy bộ đàm đã được cài đặt tần số sử dụng phù hợp (các kênh đã được cài tần số).

·         Tùy chọn đúng kênh liên lạc theo nhóm đã quy định.

Thao tác liên lạc qua máy bộ đàm


Tất cả các máy bộ đàm cầm tay đều có nút PTT (Push to talk), đó là 1 nút lớn nằm phía bên trái của máy (Vị trí 1 – Trên hình vẽ). Khi muốn nói chuyện với các máy bộ đàm khác, người sử dụng cần phải bóp giữ nút PTT này trước và trong suốt quá trình thực hiện cuộc gọi, sau khi nói xong hãy thả nút này ra để nghe những thông tin phản hồi từ những máy khác.

Các chú ý khi liên lạc qua máy bộ đàm

·         Không được liên lạc khi máy không có anten.

·         Hạn chế việc liên lạc khi máy đang sạc pin hoặc pin yếu.

·         Tất cả các yếu tố trên đều có thể dẫn đến tình trạng hỏng máy hoặc giảm chất lượng sử dụng của máy.

Sạc pin máy bộ đàm  

1. Cách xạc pin bộ đàm

- Đối với Pin Nickel Cadmium (Ni-cd) hoặc Nikel Metal Hydride (Ni-MH)

+ Nếu sử dụng bộ xạc chậm cho lần sử dụng đầu tiên thì thời gian xạc từ 14 -> 16 giờ liên tục. Đối với các lần xạc sau ta xạc từ 6 đến 8 tiếng sau mỗi lần hết Pin.

+ Nếu sử dụng bộ xạc nhanh cho lần sử dụng đầu tiên ta phải xạc ít nhất 2 lần, xạc đến khi đèn báo xanh, còn các lần sử dụng sau chỉ cần 4->6 tiếng là được.

Và đối với loại Pin này phải sử dụng hết mới được xạc không thì rất dễ chai và hỏng Pin

- Đối với Pin Li-on thì ta có thể xạc bất cứ khi nào mà không sợ bị hỏng Pin và chai Pin

2. Tuổi thọ của Pin.

Tuổi thọ của Pin phụ thuộc rất nhiều vào cách xạc, nếu xạc đúng chỉ dẫn thì tuổi thọ của Pin sẽ đạt được:

- Ni-cd: Trên 2 năm

- Ni-MH: Trên 18 tháng

- Li-on: Trên 18 tháng

3. Bảo quản Pin

Nếu trong quá trình ta không sử dụng bộ đàm thì ta tiến hành xạc đầy Pin rồi tháo rời khỏi thân máy, và tiến hành xạc lại trung bình 1-1,5 tháng 1 lần để tránh cạn kiện hẳn pin khi ta muốn dùng không thể xạc lại được.